Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) – Nơi vang vọng tiếng gọi lương tâm

Tháng Chín 25, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Xã Sơn Mỹ (Tịnh Khê), thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nằm cách thị xã khoảng 12km về phía đông, có 4 thôn: Tư Cung, Mỹ Lai, Trường Định và Cổ Lũy. Thôn Cổ Lũy nằm sát biển, phía trước là bờ biển dài trên 7 km với bãi cát vàng óng ả, một bãi biển đẹp của duyên hải miền Trung Nam Bộ. Phía sau là con sông Kinh- một nhánh của sông Trà Khúc chảy ra biển Đông qua cửa Sa Kỳ. Trước biển, sau sông như một ốc đảo, là một trong 12 cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi, có mỹ danh “Cổ Lũy cô thôn”. Xóm Khê Hội (Mỹ Lai 2) là xóm nhỏ đầu thôn Cổ Lũy. Thôn Tư Cung nằm phía tây xã, án ngữ con đường tỉnh lộ 24B từ thị xã Quảng Ngãi xuống. Nơi đây, ruộng nước xen lẫn với xóm làng; các xóm dân cư ngăn cách bởi các cánh đồng. Quanh thôn có lũy tre bao bọc, đầu thôn có cây to bóng mát, đường vào thôn từ xóm này qua xóm khác chỉ có một, lỗ chỗ vết chân trâu … Hai thôn Mỹ Lai và Trường Định nằm giữa xã, đất rừng pha cát, cao ráo và bằng phẳng, thuận tiện cho việc đi lại, kể cả cơ giới. Thời miền Nam còn nằm dưới ách thống trị của Mỹ- ngụy, trên bản đồ tác chiến của quân đội Mỹ, chúng lấy địa danh một vị trí trung tâm (Mỹ Lai), sau đó thêm các con số để chỉ các vùng lân cận. Do đó, hai thôn Mỹ Lai và Trường Định còn có tên Mỹ Lai 2, Mỹ Lai 3, Mỹ Lai 5, Mỹ Lai 6.

Cách đây 41 năm, chỉ trong buổi sáng ngày 16-3-1968, tại hai xóm Khê Hội (Mỹ Lai 2) và Thuận Yến (Mỹ Lai 4) thuộc xã Sơn Mỹ, quân xâm lược Mỹ đã gây ra một tội ác tày trời làm nhức nhối lương tâm nhân loại, thảm sát 504 đồng bào ta, trong đó có 182 phụ nữ (17 người đang mang thai), 173 trẻ em (có 56 em dưới 5 tháng tuổi), 60 cụ già trên 60 tuổi, 89 trung niên, cùng 247 ngôi nhà bị thiêu hủy, hàng ngàn trâu bò, gia súc bị giết.

Sáng ấy, như lệ thường, nhân dân Sơn Mỹ dậy sớm, chuẩn bị cho một ngày lao động mới, bỗng đâu những loạt đạn pháo từ các trận địa ở núi Răm (Bình Liên, Bình Sơn), chi khu Sơn Tịnh, tiểu khu Quảng Ngãi cấp tập bắn vào Sơn Mỹ. Pháo nổ rung chuyển trời đất, khói lửa mù mịt như xé nát không gian, bầu trời, muốn chôn vùi tất cả: nhà cửa, sinh vật, đến từng ngọn cỏ, lá cây… Hơn 30 phút bắn pháo vừa dứt thì đến lượt trực thăng vũ trang oanh kích. Cuộc oanh kích của pháo binh và trực thăng kéo dài hơn một tiếng đồng hồ thì đến lượt từng toán trực thăng chở quân (mỗi toán từ 9 đến 11 chiếc) từ hướng Chu Lai bay vào đổ quân xuống vạt ruộng phía tây thôn Tư Cung và bãi đất trống trên rừng bà Chín Cựu, gần xóm Khê Hội, thôn Cổ Lũy. Lính Mỹ vừa chạm chân xuống đất liền triển khai ngay đội hình chiến đấu, bao vây hai xóm nhỏ (đã chấm dấu đỏ sẵn trên bản đồ) là Mỹ Lai 2 (xóm Khê Hội) và Mỹ Lai 4 (xóm Thuận Yên). Những người ẩn nấp trong các căn hầm tránh pháo ở ngoài đồng tưởng chỉ là một cuộc càn quét bình thường như mọi khi, ai dè… Một cảnh tượng khủng khiếp đã diễn ra ở hai xóm Khê Hội và Thuận Yên: Cây cối đổ nát, nhà cháy, người chết la liệt. Hầm trú ẩn nào cũng bị bọn lính bộ binh Mỹ dùng mìn đánh sập giết những người trong hầm, ai còn sống hay bị thương chạy lên thì bị chúng dùng lê đâm hoặc dùng tiểu liên bắn chết ngay tại chỗ. Nhà nào cũng có người chết, toàn người già, đàn bà, trẻ em. Chết dưới hầm, chết trên miệng hầm, chết trong nhà… Xác chết nằm la liệt.

Tuy nhiên, cuộc “xạ kích’ vào Mỹ Lai 2 cũng chỉ là thứ yếu, mũi chủ yếu vẫn là Mỹ Lai 4. Ở đây, chúng sử dụng lực lượng 2 đại đội, một làm nhiệm vụ bao vây, một dùng để tàn sát. Và cuộc tàn sát theo kiểu phát xít Hít-le của chúng diễn ra ở đây rất bài bản, chính quy: Dùng trực thăng và lính bộ binh bao vây không cho một người dân nào chạy ra khỏi làng. Hễ trông thấy một vật di động nào là ngay lập tức phóng rốc- két, dùng đại liên và tiểu liên của bộ binh đặt trên máy bay tiêu diệt ngay. Khi đã bao vây chặt ngôi làng, lính Mỹ “như một bầy thú hung hăng xông thẳng vào thôn xóm bắn giết. Chúng chia nhau làm ba tốp: một tốp giết người, một tốp giết súc vật, tàn phá hoa màu và tốp còn lại đi đốt nhà. Chúng đi tới đâu là gây cảnh người chết, nhà cháy, cây cối xơ xác, tiêu điều đến đó” (Thông báo ngày 28-3-1968 của Ủy ban Dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Ngãi). Thây người chồng chất, máu chảy ngập đồng, chỉ trên một đoạn mương chưa đầy 30m đã có 170 dân thường bị sát hại dưới họng súng của tên trung úy Mỹ Calley và binh lính của hắn. Nhiều người bị thương rên la còn cựa quậy, chúng liền dùng tiểu liên điểm xạ từng người một để kết liễu đời họ.

Chỉ một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một năm (năm 1976), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã cho xây dựng Khu chứng tích Sơn Mỹ để tưởng nhớ đến những người dân thường bị lính Mỹ sát hại dã man trong chiến tranh. Quần thể Khu chứng tích nằm trên phần đất từng xảy ra vụ thảm sát, từ cổng Khu đi vào, ở cuối con đường là tượng đài chính, nghi ngút khói hương. Trên bệ là nhóm tượng các nạn nhân với vẻ mặt đau đớn tột cùng. Hai bên lối vào còn nhiều tượng cỡ nhỏ miêu tả tư thế của các nạn nhân xấu số. Nhà chứng tích nằm bên trái lối vào. Đó đây và phía trước hai bên lối vào là những cây xén tỉa hình các nấm mồ. Các vật trưng bày trong Nhà chứng tích là những tư liệu ảnh, vật dụng minh chứng về vụ thảm sát. Ngoài khuôn viên Nhà chứng tích còn có con mương là nơi 170 người bị thảm sát tập thể; 11 nền nhà với 11 tấm bia trong số 24 gia đình không còn người nào sống sót, trên mỗi tấm bia đều ghi tên tuổi những thành viên trong gia đình; nấm mồ chôn chung 11 người, giếng nước cụ Hương Thơ bị lính Mỹ đẩy xuống… Đi qua nơi đây, không ai cầm được nước mắt. Khu Chứng tích Sơn Mỹ không phải là nơi khơi gợi sự thù hận mà là nơi vang vọng tiếng gọi lương tâm nhân loại đang khao khát cuộc sống hòa bình./.

TRANG THU

qdnd.vn

Mường Chà – nơi Bộ đội Cụ Hồ giúp dân “xóa đói, giảm nghèo”

Tháng Năm 25, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Khu KTQP Mường Chà nằm trên địa bàn 15 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Điện Biên và Lai Châu với diện tích tự nhiên 3.636,24 km2. Dân số 9.836 hộ với 62.061 nhân khẩu, trong đó dân tại chỗ là 3.476 hộ với 21.313 khẩu; số dân nơi khác di cư đến là 6.382 hộ với 40.748 khẩu, chiếm tỷ lệ 65,6%. Đây là khu vực rừng núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, dân trí thấp, tình hình an ninh chính trị phức tạp. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, một bộ phận nhân dân lại bị kẻ xấu mua chuộc, lôi kéo truyền đạo trái phép, di dịch cư tự do. Đoàn 379 được thành lập theo Quyết định số 909/1999/QĐ – QP ngày 22-6-1999 của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, với nhiệm vụ: Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi ở địa bàn chiến lược phía Tây Bắc của Tổ quốc; phối hợp cùng cấp ủy – chính quyền, đoàn thể địa phương làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính trị địa bàn ở các xã, bản vững mạnh.

Với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; kết hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới; hình thành cụm làng xã biên giới, tạo vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc, Đoàn đã phối hợp với địa phương và các lực lượng vũ trang trên địa bàn triển khai xây dựng khu kinh tế – quốc phòng. Bao gồm, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội trong vùng; khai thác tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất phục vụ mục tiêu trước mắt và lâu dài, từng bước chuyển dần sang kinh tế hàng hóa, tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, phù hợp với điều kiện vùng; quy hoạch, ổn định dân cư; bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên; cải thiện, nâng cao đời sống, phục hồi, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua, thông qua các dự án hỗ trợ đầu tư về giống, vật tư … công lao động của người dân đã tăng 25%, thu nhập bình quân lăng 30%, năng suất cây trồng tăng 27%, xoá 366 nhà tạm… Tỷ lệ đói nghèo hằng năm giảm từ 62% (năm 1998) xuống còn 36% (năm 2006), trong đó số hộ dân được hỗ trợ trực tiếp từ dự án thoát nghèo là 65%.

Đảng uỷ – chỉ huy Đoàn đã có Nghị quyết lãnh đạo chuyên đề công tác dân vận, Nghị quyết liên tịch giữa Đảng uỷ Đoàn 379 với Huyện uỷ huyện Mường Nhé. Cấp uỷ, chỉ huy các cấp thường xuyên quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về công tác dân vận trong tình hình mới, chủ động đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, hình thức nội dung phong phú. Phát huy tác dụng 6 trạm thu phát truyền hình để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn trong thời gian qua.

Trong 8 năm qua, đã có hơn 500 lượt tổ đội công tác liên ngành với 1.600 người xuống 600 1ượt bản làm công tác dân vận, tuyên truyền xây dựng làng, bản văn hoá. Đến nay, 156 trong tổng sổ 175 bản đã có chuyển biến khá. Cùng với công tác xây dựng cơ sở chính trị địa bàn, giữ vững an ninh chính trị, Đoàn đã tăng cường trang thiết bị, phương tiện như ti vi, loa đài đến các tổ, đội công tác, kịp thời phục vụ nhu cầu thông tin, tuyên truyền về văn hoá – xã hội đối với dân bản ở vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao dân trí. Tham gia giải quyết 68 vụ tranh chấp đất đai, cùng nhân dân làm 125 km đường dân sinh liên bản ở Mường Toong, Mường Nhé; 7km đường ôtô ở Nà Hỳ, khai hoang ruộng lúa nước được 30 ha ở Mường Toong, Nà Hỳ, Si Pa Phìn chia cho dân canh tác. Nạo vét 2.000m kênh mương. Vận động 1.528 cháu học sinh bỏ học trở lại lớp, mở hai lớp chống tái mù chữ cho 35 người, dạy tiếng Mông cho 45 giáo viên ở hai trường Nà Hỳ; tổ chức đưa 70 già làng, trưởng bản đi thăm quan các di tích lịch sử ở Phú Thọ, Điện Biên. Hướng dân nhân dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và đưa vào sử dụng có hiệu quả hai nhà văn hoá tại hai bản điểm là bản Sân Bay, xã Si Pa Phìn và bản Huổi Chạ, xã Mường Nhé.

Đơn vị tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt các dự án kinh tế – quốc phòng như chăn nuôi, trồng trọi các loại vật nuôi, cây trồng có giá trị cao, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, giảm tỷ lệ di dịch cư từ 339 hộ năm 2001 xuống còn 264 hộ năm 2006. Từ tháng 8-2006, Đoàn đã triển khai thực hiện dự án đưa 47 trí thức trẻ tình nguyện tăng cường xuống cơ sở, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và giúp địa phương phải triển kinh tế- xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác dân vận của đoàn 379 và địa phương khu vực đứng chân.

Công tác triển khai chương trình quân – dân y kết hợp, tổ chức khám, chữa bệnh cho dân cũng được chú trọng. Trên địa bàn khu kinh tế – quốc phòng Đoàn đảm nhiệm đã xây dựng được 5 bệnh xá quân-dân y kết hợp, trong đó bàn giao 3 bệnh xá cho chính quyền quản lý và khai thác sử dụng (xã Chà Nưa, Mường Toong, Mường Nhé), còn 2 bệnh xá do Đoàn quản lý. 8 năm qua, Đoàn đã cấp phát thuốc, khám chữa bệnh cho 10.450 lượt người bệnh (quân nhân Đoàn là 3.657 lượt, dân là 6.793 lượt); tổ chức điều trị tại bệnh xá 2.223 lượt bệnh; tổ chức cấp phát thuốc miễn phí tại các xã, bản cho 10.080 lượt người dân với trị giá thuốc 135.400.000 đồng; tập huấn cho 115 lượt y tá thôn, bản ở các xã trong khu kinh tế – quốc phòng Mường Chà; tập huấn tuyên truyền viên phòng chống HIV/AIDS cho 100 lượt người dân; tập huấn về phòng, chống sốt rét cho 50 lượt cán bộ y tế xã. . .

Quá trình thực hiện dự án đã quy hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định được 3 cụm dân cư mới với 52 hộ cùng 368 khẩu (bản Nậm Chua 3 hộ, xã Nà Hỳ 17 hộ, 123 khẩu; khu vực Huổi Sái Lương, bản Trạm Púng, xã Mường Toong 17 hộ, 101 khẩu; bản Huổi Hạ, xã Si Pa Phìn với 18 hộ, 144 khẩu). Hỗ trợ ổn định cuộc sống cho các bộ thông qua việc hỗ trợ vật liệu lợp mái, hỗ trợ phát triển sản xuất. Trước mắt cũng như lâu dài từng bước làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong vùng, thay đổi nền nếp sinh hoạt, đổi mới phương thức làm ăn, dần dần ổn định cuộc sống, nâng cao nhận thức cho nhân dân có ý chí tự lực vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, không trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước và địa phương.

Đoàn 379 suốt thời gian qua đã xây dựng được thế trận lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ vậy đã thiết thực góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần củng cố lòng tin của người dân với Đảng với chế độ, với cấp uỷ, chính quyền các cấp; làm thất bại âm mưu phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch; củng cố thế trận quốc phòng- an ninh trên địa bàn Tây Bắc của Tổ quốc.

Phát huy những mặt mạnh và ưu thế đã đạt được, đồng thời nhận thức rõ những tồn tại để khắc phục, cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế-quốc phòng 379 quyết tâm xây dựng khu kinh tế-quốc phòng vững mạnh toàn diện, phát huy vai trò nòng cốt thực hiện dự án khu kinh tế-quốc phòng Mường Chà của Đoàn. Đoàn đã lấy mục tiêu xây dựng thế trận quốc phòng-an ninh làm trọng tâm, đi đôi với tham gia xoá đói- giảm nghèo, có hình thức tổ chức phù hợp để vận động quần chúng nhân dân tham gia dự án. Phối hợp chặt chẽ với địa phương quy hoạch ổn định dân cư, đưa dân ra biên giới, giúp dân tổ chức sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất dân sinh… góp sức xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao dân trí, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần củng cố quốc phòng-an ninh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phát triển kinh tế- xã hội vùng dự án.

Trang Thu

qdnd.vn

Cự Nẫm – “Tay chúng ta giữ lấy quê nhà”

Tháng Tư 11, 2011 Bình luận đã bị tắt

Trong bài hát “Bình – Trị –Thiên khói lửa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, Cự Nẫm là một trong những địa danh nổi tiếng đau thương và anh dũng “đánh giặc, giữ làng” của miền đất triền miênkhói lửa trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược.

Là một làng nằm trong khu du kích huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, địa hình Cự Nẫm khá hiểm yếu: phía bắc có đồi Cồn Tra và con đường xe lửa chạy qua; ba phía đông, tây, nam có rừng bao bọc. Tỉnh lộ 2 bắt đầu từ ngã ba Hoàn Lão (Quốc lộ 1A) chạy lên Khương Hà, Phong Nha, Troóc… băng qua Cự Nẫm. Từ đông sang tây, dòng khe Troong trong xanh (một nhánh của Rào Bùng, sông Gianh) bốn mùa nước chảy qua làng. Nằm án ngữ trên tỉnh lộ số 2, trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, Cự Nẫm là phòng tuyến thứ nhất bảo vệ chiến khu của huyện, tỉnh, là cái chốt quan trọng trên đường giao liên Bắc-Nam.

Cự Nẫm là vựa lúa của huyện Bố Trạch. người dân Cự Nẫm cần cù, vừa giỏi nghề nông, vừa thành thạo nghề rừng. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Cự Nẫm bị bọn đế quốc, phong kiến đàn áp, bóc lột thậm tệ. Không cam chịu kiếp ngựa trâu, nhân dân Cự Nẫm sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1928-1929, các hội viên “Thanh niên cách mạng đồng chí hội” đã đến đây dạy học, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ năm 1930, những cuộc đấu tranh chống tệ “ăn trên ngồi trốc”, chống bọn địa chủ lợi dụng quyền thế đánh đập, áp bức nông dân, những cuộc đấu tranh đòi chia lại đất công …đã nổ ra ở đây. Trong cách mạng Tháng 8-1945, nhân dân Cự Nẫm đi đầu trong những cuộc biểu tình giành chính quyền của huyện và tỉnh và là những người hăng hái tham gia xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng đời sống mới.

Thực dân Pháp âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Cuối năm 1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban chấp hành trung ương Đảng, được tỉnh và huyện chỉ đạo, được sự giúp đỡ trực tiếp của Đại đội 3, Chi đội Lê Trực, toàn dân Cự Nẫm đã tổ chức rào làng chiến đấu. Làng được rào làm 3 tuyến: 1, 2 và 3, trong đó tuyến 3 là tuyến kiên cố nhất. Hàng ngàn bụi tre ngà, tre ri được nhân dân hạ xuống để làm cọc rào. Hàng rào cao 3m, bên trong là giao thông hào chạy xuyên suốt các tuyến và vào các hầm trú ẩn, hầm bí mật. cửa ra vào các tuyến có chông tre cắm thành nhiều lớp. Toàn làng có 9 vọng và một điếm gác kiểm soát người qua lại. Mỗi vọng gác có hiệu lệnh riêng để báo khi giặc đến. Sở chỉ huy Thôn đội đặt ở vị trí trung tâm, bất ngờ. Hiệu lệnh chỉ huy là tiếng trống và tiếng mõ. Giặc rút thì Thôn đội đánh trống “hồi ba” để nhân dân tiếp tục lao động sản xuất. Trống được đặt ở vị trí vừa bí mật, vừa thuận tiện để người đánh trống thực hiện lệnh của sở chỉ huy trong thời gian nhanh nhất. Tiếng trống Cự Nẫm đã làm sởn gáy quân thù, nhiều lần giặc Pháp tung bọn Việt gian, gián điệp lần mò nơi đặt trống nhưng chúng đều bó tay. Về tổ chức lực lượng: toàn làng có một trung đội du kích và 3 trung đội dân quân canh gác, tuần phòng. Ngoài ra còn có một đơn vị liên lạc, một đơn vị chuyên lo công tác hậu cần và một ban sơ tán dân khi giặc đến. Tại địa điểm sơ tán có hầm giấu gạo, vò đựng nước, bếp nấu ăn, chuồng nuôi lợn, gà…

Từ tháng 4-1947 đến khi giặc Pháp thua trận rút khỏi miền Bắc, dân quân, du kích và nhân dân Cự Nẫm hoặc độc lập, hoặc hiệp đồng với bộ đội đánh địch hàng trăm trận, làm thất bại âm mưu càn quét, tảo thanh của chúng. Với khẩu hiệu “Mỗi người dân là một dân quân, du kích”, “Giục trống thắng Tây, rào làng chiến đấu”, quân và dân Cự Nẫm kiên cường chiến đấu giữ đất, giữ làng. Đáng kể nhất là trận ngày 1-3-1948. Hôm đó địch mở cuộc càn lớn vào làng. Lần này, chúng huy động 150 lính, bắt thêm 200 thường dân đi trước làm bia đỡ đạn cho chúng. Về vũ khí, trang bị, địch sử dụng một đại bác 75ly, 3 khẩu pháo 81 ly, 3 súng liên thanh, 12 xe Jeep, 3 ô tô, 2 ca nô. Thực hiện chiến thuật 2 gọng kìm, chúng cho quân bộ và 200 thường dân hành quân theo tỉnh lộ 2 tiến về thôn. Cánh quân thứ hai từ Thanh Khê (Bố Trạch) ngược dòng sông Sơn lên Thanh Lăng, Gia Hưng bao vây Cự Nẫm ở phía bắc. Mở cuộc tiến công này, địch nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích của ta, phá tan cơ quan lãnh đạo kháng chiến, thành lập chính quyền bù nhìn; đồng thời khai thông tỉnh lộ số 2, mở rộng vùng chiếm đóng lên chiến khu của huyện và tỉnh. Giặc Pháp mong tìm kiếm một thắng lợi quân sự trong cuộc hành quân nhằm củng cố tinh thần binh lính, khuếch trương thanh thế cho tên vua bù nhìn Bảo Đại sắp về nước. Mặt khác, chúng âm mưu chiếm vựa lúa của huyện bố Trạch, triệt nguồn cung cấp lương thực cho lực lượng kháng chiến. Sau 3 ngày đêm chiến đấu bảo vệ làng, quân và dân Cự Nẫm đã tiêu diệt 50 lính Pháp, phá hủy và phá hỏng 4 xe quân sự, bắn cháy một ca nô. Làng chiến đấu Cự Nẫm thành mồ chôn quân giặc.

Tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp, Cự Nẫm trở thành lá cờ đầu về xây dựng làng chiến đấu, được Chủ tịch Hồ chí Minh cấp bằng khen, Nhà nước tặng thưởng Huân chương quân công hạng 3 và Huân chương kháng chiến hạng 2. Kế thừa và phát huy thành tích trong 9 năm đánh Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Cự Nẫm sản xuất giỏi, chiến đấu hay, được Nhà nước tuyên dương Đơn vị lực lượng vũ trang anh hùng./.

HÀ THÀNH

“Thanh niên quê tôi và chiếc gậy Trường Sơn”

Tháng Tư 7, 2011 Bình luận đã bị tắt

Câu chuyện bắt đầu từ trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang của xã Hòa Xá, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Như bao làng quê khác của Việt Nam, Hòa Xá là một xã nằm trên triền sông Đáy, quanh năm xanh tươi với những ruộng lúa, bãi ngô… Phong trào thi đua yêu nước: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, “Gạo không thiếu một cân, quân không thiếu một người” trên toàn quốc đã thôi thúc Hòa Xá hưởng ứng phong trào với quyết tâm cao nhất và mang bản sắc văn hóa của quê hương. Thế là sáng kiến xây dựng “Phân đội dự bị” (gọi vui là “Bộ đội làng”) chuẩn bị mọi mặt cho thanh niên Hòa Xá sẵn sàng nhập ngũ được Đảng ủy, ủy ban hành chính xã đề ra và được toàn thể nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Thành phần tham gia “Phân đội dự bị” là những thanh niên ở độ tuổi từ 17 đến 35 (sau này có các nữ thanh niên tham gia), có sức khỏe, có đạo đức phẩm chất tốt, là nòng cốt tiêu biểu cho tinh thần hăng hái trong mọi phong trào hoạt động của địa phương. “Phân đội dự bị” được huấn luyện theo chương trình kỹ thuật, chiến thuật sát với yêu cầu cơ bản, cần thiết đối với mỗi chiến sĩ bộ binh trong quân đội thường trực. Thời gian huấn luyện của “Phân đội dự bị” trong một năm kéo dài từ một đến hai tháng. Song song với chương trình học tập kỹ thuật, chiến thuật cơ bản, mỗi tuần “Phân đội dự bị” tổ chức một cuộc hành quân đường dài, vượt qua một số địa hình phức tạp, có mang vác vũ khí, trang bị giống như quy định của mỗi chiến sĩ trên đường vào chiến trường chiến đấu. Thực tiễn hành quân, luyện tập vất vả của các chiến sĩ trong “Phân đội dự bị “Hòa Xá đã nảy sinh việc dùng gậy chống khi hành quân – một công cụ rất đơn giản mà hữu hiệu, tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ vượt qua những địa hình phức tạp… Từ sáng kiến đó, bắt đầu năm 1966, ngày Hội giao quân nào của Hòa Xá cũng có thêm nghi thức: Các cụ trong Hội Phụ lão xã trao gậy (được gọi là “gậy Trường Sơn”) cho những thanh niên nhập ngũ, để họ được tiếp thêm sức mạnh của quê hương trong những cuộc hành quân gian khổ, dài ngày sớm vào chiến trường đánh giặc. Và chiếc “gậy Trường Sơn”- kỷ vật truyền thống của quê hương Hòa Xá đã theo bước chân người chiến sĩ đi khắp nẻo chiến trường. Rất nhiều người trong số họ, sau khi vượt qua những chặng đường khó khăn, gian khổ của Trường Sơn đến được với chiến trường, đã gửi những chiếc gậy về lại quê hương để báo công.

Sự sáng tạo trong công tác xây dựng lực lượng dự bị của Hòa Xá cùng với việc tặng “gậy Trường Sơn” cho các thanh niên nhập ngũ của Hội Phụ lão xã đã mang lại những thành tích to lớn cho địa phương trong phong trào “chi viện nhân tài, vật lực cho tiền tuyến đánh giặc” những năm chống Mỹ, cứu nước. Trong 10 năm (1965-1975), Hòa Xá đã tổ chức 23 đợt đưa con em mình lên đường nhập ngũ với tổng số 568 người (bằng 16,8 % tổng dân số toàn xã). Tuy phải trải qua nhiều gian khổ, hy sinh nhưng không một chiến sĩ nào của Hòa Xá thoái thác nhiệm vụ… Rất nhiều người trong số họ đã lập được những chiến công xuất sắc được Nhà nước, quân đội tặng thưởng huân chương, huy chương các loại và các danh hiệu cao quý khác…

Câu chuyện tặng “gậy Trường Sơn” vượt ra khỏi phạm vi làng, xã và trở thành biểu tượng của phong trào thanh niên hăng hái viết đơn xin tòng quân, vượt qua mọi khó khăn gian khổ sớm ra chiến trường đánh giặc trong thanh niên cả nước. Phong trào tặng “gậy Trường Sơn” được phát triển và nhân rộng khi Nhạc sĩ Phạm Tuyên trong một đợt đi thâm nhập thực tế để sáng tác đã về Hòa Xá. Rung động trước tình cảm của quê hương với người chiến sĩ qua nghi lễ tặng “gậy Trường Sơn” trong ngày thanh niên nhập ngũ, ông đã sáng tác bài hát “ Thanh niên quê tôi và chiếc gậy Trường Sơn” nổi tiếng, trước đây và đến nay có biết bao thế hệ thanh niên từng thuộc và hát say sưa./.

Thu Trang

Căn cứ địa Ba Đình trong phong trào Cần Vương đánh Pháp

Tháng Tư 7, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Ba Đình ở phía tây huyện Nga Sơn, cách thành phố Thanh Hóa 40 km về phía tây bắc; là một vị trí quân sự xung yếu của tỉnh: về phía đông, có thể kiểm soát được con sông Đào ra Ninh Bình, phía tây có thể khống chế đường giao thông quan trọng từ Ninh Bình vào Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung. Từ Ba Đình theo đường sông có thể xuôi ra biển, ngược lên thượng du bằng sông Mã; theo đường bộ có thể thông với các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Vĩnh Lộc. Ba Đình gồm 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê. Cả 3 làng nằm lọt trong cánh đồng trũng, khoảng giữa hai con sông Hoạt và sông Chính Đại, cách xa các thôn xóm khác. Những làng gần nhất ở phía bắc như Tuân Đạo, Nghi Vinh, Ngọc Lâu, Phúc Thọ cũng cách Ba Đình gần 3 km và cũng chỉ có một con đường duy nhất chạy từ đê sông đào (nối liền sông Hoạt và sông Chính Đại) vào. Phía nam Ba Đình còn có một con đường nhỏ chạy đến làng Nga Bàng. Mùa mưa, nếu không đóng cống Hói Con, cứ để cho nước sông tràn vào thì khu đồng trũng này sẽ thành một bể nước mênh mông và Ba Đình trở thành pháo đài nhỏ, muốn đi lại với các làng bên phải bằng thuyền.

Đầu năm 1886, hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, các chí sĩ yêu nước như Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Hà Văn Mao, Trần Xuân Soạn đã kêu gọi nhân dân Thanh Hóa đứng lên chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng và tham gia đông đảo của nhân dân các dân tộc Kinh, Thái, Mường … tạo thành phong trào kháng Pháp rộng khắp trong tỉnh Thanh Hóa. Lợi dụng địa hình đặc biệt của Ba Đình, thủ lĩnh Đinh Công Tráng đã chọn đây làm căn cứ địa chống giặc. Ông đã cho xây dựng một cứ điểm phòng ngự khá kiên cố. Dọc theo bờ tre của 3 làng, Đinh Công Tráng cho đào một con hào có công sự chiến đấu, chiều ngang khá rộng, hai người đi lại dễ dàng. Con hào không có hình dáng nhất định mà được bối trúc theo thực địa. Đất đào lên hắt ra phía ngoài, tạo nên một bờ hào trên đó xếp những sọt tre lớn, đường kính đến hai gang (40cm), dài một ngũ ( hơn một mét), nhồi đầy đất bùn và rơm rạ. Phía trong hào, ở những vị trí tác chiến thuận lợi, Đinh Công Tráng cho xây dựng những công sự chiến đấu có nắp. Các đình làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê được kiến tạo thành các đồn binh có sức chứa hơn 300 tay súng. Các đồn binh đều có các con hào nối liền với các hào chiến đấu bên ngoài. Bố trí như vậy, khi chưa có giặc, nghĩa quân vẫn sinh hoạt bình thường; khi giặc đến thì từ các đồn binh, nghĩa quân có thể nhanh chóng vận động ra các vị trí chiến đấu. Người nọ có thể thay phiên người kia chiến đấu liên tục mà vẫn được nghỉ ngơi. Xung quanh phía ngoài lũy tre, trên chiều rộng 50m, nghĩa quân bố trí những hầm chông tre và rải chông dày đăc. Ngoài căn cứ Ba Đình là trung tâm, còn có có những căn cứ hỗ trợ từ xa như Mã Cao (huyện Yên Định) do Hà Văn Mao chỉ huy; Quảng Hòa (huyện Vĩnh Lộc) do Trần Xuân Soạn chỉ huy; Phi Lai (xã Hà Thái, huyện Hà Trung) do Cao Điền chỉ huy. Bên cạnh đó là những trạm quan sát xung quanh Ba Đình như Tuân Đạo (phía Bắc), Thanh Đản (tây Bắc) Xa Loan, Thổ Hoàng (hướng đông), Trí Ca –làng Gụ (hướng nam), Nga thôn-Nga Bàng (tây Nam) và một số viễn tiêu trên núi Nga Châu. Tín hiệu để thông tin giữa những trạm này với Ba Đình là dùng trống mõ và đốt lửa.

Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ… gây ra cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Từ tháng 12-1886, Pháp bắt đầu tập trung lực lượng đàn áp. Trận tiến công mở màn chiến dịch đàn áp này bắt đầu vào 6 giờ sáng ngày 18-12-1886 với 500 quân do hai tên trung tá Mét-danh-de và Đốt chỉ huy, có đại bác yểm hộ. Mục tiêu đột kích nhằm làng Thượng Thọ phía đông bắc và Mỹ Khê phía đông nam. Trận này, quân Pháp đại bại, những tên chỉ huy hung hăng, liều lĩnh đều đền tội.

Sang đầu năm 1887, phía Pháp lại cử tên đại tá Brít-xô mở cuộc tiến công lớn vào Ba Đình với số quân lên tới 2.488 tên, có tay sai đội lốt thày tu am hiểu địa hình dẫn đường. Ngày 6-1-1887, chúng cho tháo cạn nước đồng rồi đánh vào Ba Đình, hướng đột kích chính nhằm vào Mỹ Khê. Trận này không hơn gì trận trước, quân Pháp bị nghĩa quân đánh cho thiệt hại nặng, phải dùng 12 thuyền mui lớn để chở quân bị thương, còn bọn bị chết thì bỏ lại trên đồng. Rút kinh nghiệm, đại tá Brít-xô không liều lĩnh mở đợt tiến công mới mà dùng kế bao vây nghĩa quân bằng hai phòng tuyến để ngăn nghĩa quân rút ra ngoài và từ ngoài vào tiếp viện cho căn cứ. Ngày 15-1-1887, chúng mở đợt tiến công thứ ba nhưng cũng bị nghĩa quân đánh cho khốn đốn. Ngày 20-1-1887, được tăng viện, quân Pháp tập trung quân mở cuộc tổng công kích. Do lực lượng và vũ khí quá chênh lệch, nghĩa quân mở đường máu rút ra ngoài. Sau khi chiếm được căn cứ Ba Đình, chúng ra sức khủng bố nhân dân và truy kích nghĩa quân. Ngày 2-2-1887, quân Pháp đánh chiếm căn cứ Mã Cao. Bị mất các căn cứ và bị tiêu hao lực lượng trong các cuộc chiến đấu dài ngày, không còn đủ sức chống cự, nghĩa quân yếu dần. Nhiều thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa bị bắt, một số tự sát hoặc chuyển sang lực lượng khởi nghĩa khác. Đinh Công Tráng, Trần Xuân Soạn chỉ huy những nghĩa quân còn lại anh dũng chiến đấu cho tới lúc hy sinh, ngày 7-9-1887.

Căn cứ kháng chiến chống Pháp Ba Đình đã để lại bài học quý cho việc xây dựng căn cứ địa đánh giặc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giải phóng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kinh nghiệm ấy còn có giá trị thời sự trong nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.

HÀ TRANG

Lòng Tàu – dòng sông của những chiến công

Tháng Tư 3, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Ca dao Nam Bộ có câu:

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Chỗ chia hai ấy là nơi gặp nhau của ba con sông: Nhà Bè, Lòng Tàu và Soài Rạp. Cả ba con sông đều chảy trong Rừng Sác, một trong những chiến khu đặc biệt của miền Đông Nam Bộ. Đứng ở ngã ba sông nhìn lên Tây Bắc là chiến khu Dương Minh Châu, nhìn bên Đông Bắc là chiến khu Đ, nhìn xuống Đông Nam là chiến khu Rừng Sác – chiến khu của những anh hùng trên mặt nước ngập mặn.

Tượng đài liệt sĩ đặc công rừng Sác. Ảnh: internet

Lòng Tàu là tên gọi gộp của nhiều đoạn sông thuộc huyện Cần Giờ, đông nam thành phố Hồ Chí Minh, dài khoảng 35km, rộng từ 300 – 600m. Sông này nổi bật hẳn lên về độ sâu và hoạt động ổn định của nước, của đất, quanh năm không có sương mù. Với độ sâu từ 9-29m, sông Lòng Tàu cho phép những tàu lớn tới hàng chục nghìn tấn đi qua. Nếu víSài Gònnhư một chiếc dạ dày khổng lồ thì Lòng Tàu là cổ họng, hai con sông Soài Rạp và Thị Vải là hai mạch chủ.

Lòng Tàu, con sông chia đôi Rừng Sác ấy được mệnh danh là “Yết hầu của Sài Gòn – Hòn Ngọc của Viễn Đông”, là cửa ngõ đại dương cực kỳ quan trọng của một vùng đất trời phương Nam, đồng thời là nơi chứng kiến những trận thủy chiến oanh liệt trong lịch sử của dân tộc ta.

Người anh hùng dân tộc áo vải Nguyễn Huệ đã có cái nhìn của một nhà quân sự thiên tài khi ông cho kéo đoàn thuyền chiến vòng xuống biển Nam rồi ngược sông Lòng Tàu để đánh chiếm thành Gia Định.

Xuân Nhâm Dần (1782), Nguyễn Huệ dẫn một đoàn thuyền chiến vào cửa Cần Giờ, đánh tan tác đội quân của Nguyễn Ánh gồm 400 thuyền chiến và 70 ghe lớn ngay tại Ngã Bảy (Thất Kỳ Giang). Trận này có một chiếc tàu chiến của Bồ Đào Nha do viên sĩ quan Manuel vốn là chuyên viên hải quân Pháp chỉ huy, sang Việt Nam làm cố vấn huấn luyện thủy quân cho Nguyễn Ánh. Bị thua trận, Nguyễn Ánh tháo chạy về Định Tường, còn Manuel phải đốt tàu và tự thiêu.

Tháng 8 năm ấy, Châu Văn Tiếp lại chiếm Gia Định, đưa Nguyễn Ánh vào Sài Gòn. Được tin, tháng hai năm Quý Mão (1783), hai anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ kéo quân vào cửa biển Cần Giờ. Quân Tây Sơn tiến như nước chảy vào sông Lòng Tàu. Quân đi tới đâu, binh tướng của Nguyễn Ánh đều tan tới đó. Nguyễn Ánh lại một phen chạy bán sống bán chết về Tam Phụ.

Đầu năm 1859, sau khi quân Pháp đánh chiếm pháo đài phòng thủ Vũng Tàu, ngày 11/2, Pháp chuyển sang tiến công vào cửa biển Cần Giờ để thọc nhanh vào Sài Gòn, Gia Định. Suốt ba ngày đêm, quân ta đã kiên cường đánh trả quân xâm lược bằng vũ khí thô sơ.

Khi đất nước còn trong đêm trường nô lệ, sông Lòng Tàu đã chứng kiến nhiều cuộc tiễn đưa các nhà cách mạng của đất nước mà tiêu biểu nhất là năm 1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Ngày 17/3/1950, Mỹ đưa hai chiến hạm vào sông Lòng Tàu, cập cảng Sài Gòn, định sử dụng một lực lượng lớn gồm 70 máy bay từ những tàu sân bay đậu ngoài khơi mở một cuộc tập trận để thăm dò dư luận và diễu võ dương oai. Nhưng chỉ một đêm sau (18/3/1950), bộ đội ta ở miền Đông đã sử dụng súng cối 82mm tự tạo, bắn một loạt 20 quả đạn vào hai chiến hạm làm 10 tên Mỹ bỏ mạng. Ngày 19/3/1950, hơn 3 vạn quần chúng Sài Gòn rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối Mỹ và bè lũ tay sai, làm cho cuộc tập trận để dương oai của Mỹ thất bại ngay từ trong dự định. Hai chiến hạm Mỹ buộc phải vội vàng nhổ neo tháo chạy khỏi Sài Gòn. Từ đó, ngày 19 tháng 3 hàng năm trở thành “Ngày toàn quốc chống Mỹ”.

Ngày 26/5/1951, tiểu đoàn 300 chủ lực miền Đông đã lần đầu tiên dùng thủy lôi đánh chìm chiếc tàu quân sự Pháp trên sông Lòng Tàu. Tính sơ bộ, từ tháng 6/1951 đến tháng 7/1954 đã có 32 tàu địch bị đánh chìm hoặc đánh cháy trên sông Lòng Tàu và sông rạch Rừng Sác; có tới 8 trung đội, 13 tiểu đội địch bị diệt.

Khi Sài Gòn biến thành cái gọi là “Thủ đô Việt Nam cộng hòa”, sông Lòng Tàu trở thành “Yết hầu của cái dạ dày chiến tranh khổng lồ”. Ngoài việc xây mới cảng Sài Gòn, Mỹ còn xây thêm 6 cảng nữa, trong đó có cảng Nhà Bè, Cát Lái, Thành Tuy Hạ, Rạch Dừa, ở đầu và cuối sông Lòng Tàu để tăng cường khả năng tiếp nhận hàng quân sự. Từ đó, những đoàn tàu quân sự của Mỹ và phương Tây nối đuôi nhau theo Lòng Tàu vào miền Nam.

Nhưng Lòng Tàu, cái vạch xanh chia đôi Rừng Sác ấy vốn là một bãi triều ngập mặn, hoang vu với những “đám lá tối trời” và những hang động kỳ lạ, cũng trở thành chiến khu của những người anh hùng trên mặt trận sông nước. Xin đơn cử vài trận tiêu biểu:

Ngày 2/5/1964, các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đánh chìm chiếc tàu sân bay Card tải trọng 15.000 tấn cùng 19 chiếc máy bay lên thẳng trên tàu của Mỹ tại cửa sông Lòng Tàu. Ngày 23/8/1966, cũng trên đoạn sông này, đặc công Rừng Sác đã sử dụng 2 thủy lôi đánh chìm chiếc tàu quân sự Mỹ. Đây là chiếc tàu hậu cần của quân đội Mỹ, trên tàu có 45 thủy thủ, 100 xe thiết giáp M.113 cùng 3 chiếc máy bay phản lực còn nguyên trong hòm bảo quản và một khối lượng lương thực, thực phẩm đủ nuôi cả một sư đoàn Mỹ suốt cả chiến dịch mùa khô. Tất cả đều bị vùi xác xuống đáy sông Lòng Tàu.

Sau thủy lôi, pháo của bộ đội Rừng Sác được “đặc công hóa” đã ra trận. Mục tiêu hàng đầu của bộ đội Rừng Sác không chỉ là tàu địch trên sông Lòng Tàu mà còn là các kho tang, quân cảng, nhất là các kho và cảng lớn như: Cát Lái, Thành Tuy Hạ,… vốn là những nơi nhận và tàng trữ một khối lượng khổng lồ các phương tiện chiến tranh. Đặc công Rừng Sác đã làm nên những tiếng nổ long trời ở Thành Tuy Hạ, một trong những kho bom đạn lớn cỡ nhất nhì Đông Dương thời đó. Còn kho xăng Nhà Bè có lần ăn đạn pháo của bộ đội Rừng Sác bị bùng cháy dữ dội sáng cả một vùng trời trong suốt 9 ngày đêm.

Ngày 19/5/1968, kỷ niệm lần thứ 78 ngày sinh nhật Bác, Đoàn 10 đặc công Rừng Sác đã đánh một trận lịch sử trên sông Lòng Tàu. Trong đó, chỉ trong vòng 30 phút riêng đại đội 2 dùng súng ĐKB đã bắn cháy một tàu chở dầu 10.000 tấn, bắn chìm một tàu hàng quân sự 7.000 tấn.

Ngày 21 và 22/8/1968, chiến sĩ Rừng Sác đã đánh một trận hiệp đồng tuyệt đẹp: khi dinh Độc Lập của Thiệu bị ăn đạn pháo thì trên sông Lòng Tàu, 5 chiếc tàu quân sự của Mỹ-ngụy tải trọng từ 5.000 đến 7.000 tấn bị bắn cháy. Sau đó địch phải đưa một tiểu đoàn quân Mỹ và một tiểu đoàn biệt động quân ngụy đến vùng này và bị giam chân ở đó ròng rã suốt một tháng trời.

Tiếp đó, trong các trận đánh ngày 10/10 và ngày 14/12/1968, đặc công Rừng Sác lại đánh chìm 2 tàu 13.000 tấn ngay tại cảng Nhà Bè. Có tới 30 triệu lít xăng bị thiêu hủy…

Tính chung, trên mặt trận sông nước và những quân cảng, trong Mậu Thân 1968, chiến sĩ Rừng Sác đã đánh chìm, đánh cháy và đánh bị thương 197 tàu, xà lan, trong đó có 55 tàu vận tải quân sự và tàu chở dầu, tải trọng từ 7.000 đến 13.000 tấn. Chính tên tướng Mỹ Oetmôlen đã phải kinh ngạc thốt lên: “Một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong cuộc chiến tranh kỳ lạ”.

Có thể nói, con sông Lòng tàu là dòng sông của những chiến công vang dội gắn liền với một vùng chiến khu đặc biệt trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến khu Rừng Sác không hề giống bất kỳ một chiến khu nào ở Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên hay cực Nam Nam Bộ. Rừng Sác tồn tại trên nước ngập mặn, giữa cá sấu, sông sâu cản lối và bốn bề quân thù bao vây. Kẻ thù muốn lột từng lớp da của Rừng Sác, nhưng cội rễ cách mạng ở ngay trong lòng người như rễ cây đước, cây mắm bám sâu vào lòng Rừng Sác, để Rừng Sác đủ rộng, đủ sâu trùm lên Lòng Tàu. Sống giữa lòng dân, chiến sĩ Rừng Sác vẫn thường nhắc nhau: “Rừng Sác là nhà”. Cuộc chiến đấu thầm lặng, dai dẵng và hết sức gian lao của quân và dân Rừng Sác đã lý giải cho sự tồn tại của một chiến khu bên một dòng sông lịch sử trong vòng vây kẻ thù và bãi biển ngập mặn.

Những năm gần đây, cùng với cảng Sài Gòn, các kho tàng và bến cảng trên sông Lòng Tàu đã được tu sửa, mở rộng và hiện đại hóa để không ngừng tăng cường khả năng tiếp nhận hàng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả vùng Nam Bộ nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vinh Quang

Thành cổ Quảng Trị và cuộc chiến 81 ngày đêm

Tháng Tư 3, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Thành Quảng Trị nằm giữa lòng thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A 11km; cách thị xã Đông Hà-tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị hiện nay 14km và cách thành phố Huế hơn 60km. Khu vực này trước đây là địa phận thuộc các làng Thạch Hãn, Cổ Vưu ( Trí Bưu) và Cổ Thành, nay thuộc Phường II, thị xã Quảng Trị. Phía tây được ngăn cách bởi sông Thạch Hãn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Trị. Phía Bắc là sông Vĩnh Định, một chi lưu của sông Thạch Hãn. Phía đông và đông nam là cánh đồng của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Đây chính là hệ thống giao thông thủy quan trọng nối liền thị xã Quảng Trị với các vùng trong tỉnh và đặc biệt là với thành phố Huế.

Thành phố Quảng Trị được khởi dựng vào năm 1801 với lý do: trước đó, trung tâm hành chính lỵ sở của tỉnh Quảng Trị đặt ở phường Tiên Kiên, huyện Đông Xương, đến năm 1009, một năm sau khi dinh Quảng Trị trở thành trực lệ Kinh sư (cùng với Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Đức), nhận thấy vị trí đóng lỵ sở của Quảng Trị ở Ái Tử- Tiên Kiên không đắc địa, khó có thể hội đủ các điều kiện để trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa cho một vùng trực lệ Kinh sư nên vua Gia Long (nhà Nguyễn) cho chuyển lỵ sở về xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng như hiện nay.

Quá trình xây dựng thành Quảng Trị, từ khi khởi công dưới thời Gia Long đến khi hoàn thiện dưới thời Minh Mạng, kéo dài trong gần 28 năm (1809-1837). Bộ phận kiến trúc chính tạo ra diện mạo vòng quanh của thành Quảng Trị là Phòng thành (Thành ngoài). Cùng những công trình kiến trúc mang các chức năng khác nhau liên quan đến một trung tâm hành chính, được xây dựng và bố trí bên trong Nội thành theo mô hình chung như nhiều tỉnh thành khác. Vì thế, nếu gọi theo đúng nghĩa thành quách (với đầy đủ hai lớp thành là thành trong và thành ngoài) hay dựa theo lối cấu trúc của kinh thành Huế bao gồm Thành ngoại (tức kinh thành) và Thành nội (Đại nội tức Hoàng thành và Tử cấm thành, thì thành Quảng Trị chỉ có Thành ngoài, không có Thành trong. Thành ngoài (Phòng thành) được xây bằng gạch, tổng thể có hình vuông. Thành được cấu trúc theo kiểu Vauban. Đặc điểm của thành lũy cấu trúc theo kiểu Vauban là cả một hệ thống phức hợp các công trình kiến trúc liên quan chặt chẽ với nhau và mang tính chất phòng thủ rất vững chắc. Nhìn toàn cục nó bao gồm các bộ phận chính, kể từ trong thành ra bên ngoài như sau: lũy, pháo đài, tường bắn, những pháo nhãn hay pháo môn, đường phòng hộ chân thành ngoài, hào, đường ngoài hào hay gọi là thành giai, đường kín.

Thành cổ Quảng Trị không chỉ nổi tiếng với kiểu kiến trúc Vauban, Phòng thành mang tính bền vững, ổn định cao; các công trình kiến trúc ở Nội thành thường được thay đổi theo tính chất, công năng và mục đích sử dụng (tùy theo từng thời kỳ lịch sử) mà nổi tiếng hơn (cả trong nước và trên thế giới) là chiến công trụ bám, đánh địch kiên cường trong suốt 81 ngày đêm, hay còn gọi là Đợt 1 của Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28-6-1972/16-9-1972) của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, đánh bại cuộc phản công của quân đội Sài Gòn được không quân và hải quân Mỹ yểm hộ. Kết quả cả ba đợt trong Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28-6-1972/31-1-1973), quân và dân ta đã loại ra khỏi vòng chiến đấu 29.000 tên địch (bắt 226), diệt 1 lữ đoàn và 12 đại đội; phá hủy 345 xe tăng, thiết giáp (thu 13 xe), 273 khẩu pháo, bắn rơi 169 máy bay, bắn chìm 9 tàu chiến, thu gần 1.000 súng các loại, giữ vững khu vực giải phóng bắc sông Thạch Hãn. Chiến thắng Quảng Trị góp phần to lớn vào việc buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại một nền hòa bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân chiến đấu Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta.

THÀNH HÀ

Sông Gianh – Dòng sông chiến địa

Tháng Tư 3, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Sông Gianh bắt nguồn từ phía tây tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình, có 3 nhánh: Nhánh chính là Rào Nẩy, nằm phía bắc, bắt đầu từ lèn Đứt Chân thuộc địa phận xã Văn Hóa (bờ nam), xã Tiến Hóa (bờ bắc)chảy xuống hạ nguồn tới cửa Gianh. Dòng sông tương đối rộng, có một dòng sâu uốn lượn theo dòng chảy của sông, độ sâu khi thủy triều xuống thấp từ 1,5 đến 4 mét. Từ thôn Tân An trở lên, luồng này có nhiều chỗ rộng tới 20 mét, tàu thuyền đi lệch luồng thường vướng phải những bãi cát ngầm ở hai bên. Từ thôn Thuận Bài đến cửa sông rộng và sâu, tàu thuyền cơ động dễ dàng. Từ phía trên thôn Tân An có các núi và lèn đá ở dọc hai bên bờ, sát mép nước cửa Rào Nẩy có các lèn Đứt Chân, lèn Tiên Phong, lèn Voi (ở bờ nam), lèn Bút (ở bờ bắc). Nhánh thứ hai là Rào Sơn thuộc huyện Bố Trạch, từ thượng nguồn là động Phong Nha chảy xuôi và gặp nhánh ở địa phận xã Quảng Thuận. Lòng nhánh không sâu nên tàu thuyền có mớm nước nhỏ có thể đi lại được. Nhánh thứ ba là Rào Nam, nằm giữa hai nhánh trên. Rào Nam từ thượng nguồn chảy xuống gặp Bảo Sơn ở địa phận xã Quảng Minh. Các tàu thuyền có mớm nước 1,3 mét trở xuống có thể đi lại và lên trú đậu hai bên bờ sông thuộc xã Thọ Linh Thượng.

Ảnh internet

Là một dòng sông để lại trong tiềm thức dân tộc ta như một dòng sông chiến địa. Từ năm 1627 đến 1673, sông Gianh là chiến tuyến của 4 cuộc xung đột vũ trang của tập đoàn phong kiến họ Trịnh (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn (Đàng Trong). Trong các cuộc xung đột ấy, họ Nguyễn chỉ thường ở vị trí thế thủ, duy chỉ có cuộc xung đột năm 1655 là giành được thế chủ động. Quân Trịnh thì thỉnh thoảng vượt được sông Gianh vào đất Nam Bố Chính, nhưng rồi rút cuộc đều phải rút về bắc sông Gianh, chịu cho họ Nguyễn làm chủ Đàng Trong. Quân Nguyễn mặc dù ít hơn quân Trịnh, nhưng giành thắng lợi do khéo khai thác miền đất mới nên có đủ dự trữ lương thực để nuôi quân giữ vững tuyến phòng thủ, khiến cho các chúa Trịnh mang nặng mối “hận sông Gianh”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sông Gianh là nơi trú đậu của các tàu hải quân ta chuẩn bị cho những trận đánh máy bay, tàu chiến Mỹ, mà điển hình là trận chống tập kích đường không của các tàu T126, T161, T163, T165, T173 ngày 28-4-1975.

Ngày 28-5-1965, Mỹ đã sử dụng hơn 80 lần chiếc máy bay của hạm đội 7 tiến công liên tục vào 5 tàu chiến của trong hơn 10 tiếng đồng hồ, từ 8 giờ đến 18 giờ. Được sự hỗ trợ của dân quân, tự vệ và các đơn vị bạn, các tàu hải quân ta đánh trả quyết liệt gây cho địch một số thiệt hại, tuy lực lượng của ta cũng bị tổn thất. Đây là trận chống tập kích đường không chiến thuật lớn nhất, có sự tham gia của hải quân, được diễn ra trong 8 đợt.

Đợt 1: Từ 8-10 giờ, có 4 máy bay F8U của địch bay vào dọc theo sông lên thượng nguồn, vượt qua khu vực tàu tuần tiễu ta đang trú đậu, sau đó vòng lại và tự độ cao 3000m bổ nhào phóng rốc-két xuống vị trí tàu T173 (ở lèn Voi). Đạn địch bắn trúng vào vách đá phía trên, mảnh đạn, mảnh đá tung ra khiến một số cán bộ, chiến sĩ trên boong tàu bị thương. Tàu T173 chưa nổ sung đánh trả. Chiếc thứ hai bổ nhào tiếp nhưng ta chưa đánh trả vì cho là địch bắn thăm dò. Lần thứ ba, máy bay địch bổ nhào, tàu ta nổ sung đánh trả, vừa cơ động, vừa chiến đấu.Các tàu khác trú đậu gần đó từ 300-500m vẫn giữ bí mật, thực hiện chủ trương chung là tàu nào lộ, bị đánh thì tàu đó đánh trả. 08giờ 25phút kết thúc đợt đánh, 5 máy bay F8U bay ra hướng biển. Sở chỉ huy Sông Gianh lệnh cho tàu T173 đến điểm 10 xóm (Lệ Sơn) đưa thương binh lên bờ, nhưng do nước cạn, Thuyền trưởng cho tàu cặp lèn Trường Tiên.

Đợt 2: Từ 9-15 giờ, 2 máy bay A6 và 4 F8U dùng rốc-két và sung 20mm đánh tàu T126 đang đậu ở lèn Tiên Thông. Khi chiếc máy bay thứ nhất bổ nhào, tàu T126 không nổ sung, chiếc thứ hai ba bổ nhào đánh tiếp, tàu T126 và T161 đều cơ động ngược lên hướng lèn Đứt Chân và đánh trả…Máy bay địch tập trung đánh tàu T126. Tàu T126 và T161 hiệp đồng đánh địch quyết liệt, bắn cháy một máy bay địch. Đến 09 27 phút, tàu T126 cập bến Xóm Kinh để đưa thương binh lên bờ.

Đợt 3: 10 giờ 30, hai máy bay A6 đánh T163 và T165 đang trú đậu ở lèn Đứt Chân, tàu ta kiên quyết đánh trả. Đến 11 giờ kết thúc đợt 3, tàu ta bắn cháy một máy bay địch.

Đợt 4: 11 giờ 35, 7 máy bay A6 địch đánh phá khu vực sông Gianh và Ngư trường Thanh Khê, đại đội 24, trung đội phòng không của đại đội 47 và Ngư trường Thanh Khê nổ sung quyết liệt bắn rơi một máy bay địch. Cùng thời gian, máy bay địch vẫn tiếp tục tiến công tàu T163, T165 ở phía Lèn Voi. Đợt đánh thứ 4 kết thúc lúc 12 giờ.

Đợt 5: 12 giờ 40, bốn máy bay F8U và 3 AD6 của địch tập kích tàu T126 lần thứ hai. Hai tàu T126 và T161 hiệp đồng chiến đấu tốt, bắn rơi một máy bay. Đợt 5 kết thúc hồi 13giờ 30.

Đợt 6: 14 giờ 07, địch dùng 8 máy bay F8U, 4 A6 và 2 F105 đánh 2 tàu T161 và T173. Hai tàu đánh trả quyết liệt, bắn rơi 1 máy bay địch. Đợt 6 kết thúc lúc 15 giờ.

Đợt 7: 16 giờ, địch sử dụng 3 F8U tập trung đánh tàu T161 nhiều lần. Sau đó các tốp máy bay địch tiếp tục đánh tàu T165, T126, T173… Tàu ta đánh trả dữ dội, đến 16 giờ 40 kết thúc đợt chiến đấu.

Đợt 8: 17 giờ 20, địch dùng 4 A6 bay thấp, thả bom cháy quanh tàu T161. Cùng thời gian, các tốp máy bay địch tiếp tục đánh tàu T165 và T126. Các tàu ta hiệp đồng đánh trả máy bay địch quyết liệt, đến 18 giờ10, đợt chiến đấu kết thúc. Kết quả, trong 8 đợt, ta bắn rơi 5 máy bay địch, bắn bị thương một số chiếc khác. Phía ta, bị chìm 3 tàu, 2 tàu hỏng nặng, 37 đồng chí hy sinh.

Trải qua bao biến thiên lịch sử, sông Gianh một thời mang danh dòng sông chiến địa nay trở lại dáng vẻ hiền hòa, thơ mộng vốn có của nó… Sông Gianh giờ đây có một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của tỉnh Quảng Bình – tỉnh có những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa khu vực.

Hà Thành

Đất Lam Sơn – quê hương Lê Lợi

Tháng Tư 3, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Lam Sơn – quê hương người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1428) đánh đổ ách thống trị nhà Minh, giành độc lập cho dân tộc thế kỷ XV, nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Trong buổi đầu thời thuộc Minh, phủ Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa ngày nay) gồm 7 huyện trực thuộc gồm: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định, Lương Giang và 3 châu là châu Thanh Hóa (gồm 4 huyện: Nga Lạc, Tố Giang, An Lạc, Lỗi Giang), châu Ái (gồm 4 huyện: Hà Trung, Thống Ninh, Tống Giang, Chi Nga), châu Cửu Chân (gồm 4 huyện: Cổ Bình, Kết Duyệt, Duyên Giác, Nông Cống). Về sau, nhà Minh sáp nhập những huyện nhỏ lại thành những huyện hay châu lớn hơn và năm 1417 tách châu Quỳ thuộc phủ Diễn Châu cho lệ vào phủ Thanh Hóa. Cho đến trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phủ Thanh Hóa còn 6 huyện trực thuộc là: Cổ Đằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, An Định, Lương Giang và 4 châu là Thanh Hóa, Ái, Cửu Châu và Quỳ.

Lam Sơn thuộc huyện Cổ Lôi, nằm về tả ngạn sông Chu, cách thành phố Thanh Hóa ngày nay khoảng 50km, phía dưới Bái Thượng 3km. Lam Sơn phía tây giáp miền thượng du Thanh Hóa với núi rừng trùng điệp, đầu nguồn các sông Mã, sông Chu, ngày nay là vùng Thường Xuân, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa. Những ngọn núi hiểm trở, những cánh rừng đại ngàn của hệ núi Pù Rinh ngang dọc xưa kia là địa bàn hoạt động kín đáo của nghĩa quân Lam Sơn. Trong những năm đầu, lực lượng mới tập hợp, còn non yếu, núi rừng hiểm trở này đã che chở, đùm bọc và nuôi dưỡng nghĩa quân, nhiều khi còn bảo vệ nghĩa quân thoát khỏi nhiều cuộc bao vây càn quét lớn của địch, đồng thời tạo địa hình thuận lợi cho nhiều trận phục kích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.

Lam Sơn có dòng sông Chu chảy qua. Sông Chu tiếp nước nhiều sông nhỏ đổ vào như sông Cao từ tây Lang Chánh tới, sông Đại từ nam Trường Xuân lại và sông Âm có nguồn từ Quan Hóa chảy vào. Sông Chu qua Lam Sơn, lòng khá rộng, mùa mưa, nước to có khi tới hơn 300m. Từ Lam Sơn chảy xuống, sông Chu chảy qua các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, đến ngã ba Bông nhập vào với sông Mã xuôi ra biển. Từ Lam Sơn có thể ngược dòng lên tận Thường Xuân, Lang Chánh rồi vào Nghệ An hoặc sang Lào. Cũng từ Lam Sơn xuôi dòng đến các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, rồi về miền biển giàu có, đông dân.

Rừng núi và sông nước Lam Sơn là như vậy. Nghĩa quân đóng ở đây có thể tỏa xuống miền đồng bằng, có thể di chuyển lên miền thượng lưu sông Mã và khi cần thiết có thể rút lên miền tây, dựa vào thế núi Pù Rinh để bảo toàn lực lượng.

Từ rất sớm, khi còn là trại chủ, Lê Lợi đã nhận thấy Lam Sơn là đất địa linh. Gặp khi quân Minh xâm chiếm nước ta, ông nuôi chí lớn dựng cờ khởi nghĩa ngay trên trang trại của dòng họ mình. Quan quân nhà Minh lo sợ, tìm cách phủ dụ ông, hứa cho làm quan. Lê Lợi không chịu khuất, thường nói: Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại bo bo làm đầy tớ người. Ông giấu mình ở chốn sơn lâm, lo kết nạp hào kiệt, chiêu tập quân sĩ, đến cuối năm Đinh Dậu (1417) nêu cao cờ nghĩa, xưng Bình Định Vương. Dưới cờ giải phóng do ông lãnh đạo, lần hồi đông đủ mặt anh tài góp sức: Đinh Lễ, Đinh Liệt, Nguyễn Xí, Nguyễn Thân (Lê Lai), Bùi Quốc Hưng, Trịnh Khả, Lê Văn An, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi… Trải hơn chục năm gian khó “Khi Lam Sơn lương cạn mấy tuần/Lúc Khôi huyện quân không một lữ”, từ một cuộc khởi nghĩa mang tính địa phương phát triển lên thành chiến tranh giải phóng trên cả nước, năm 1427, nghĩa quân – quân giải phóng Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi đóng quân ở Bồ Đề (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội) uy hiếp quân Minh trong thành Đông Quan, dồn toàn lực đánh một trận để đời ở Chi Lăng, chém chết Liễu Thăng ở gò Đảo Mả, bắt sống hai tướng Hoàng Phúc và Thôi Tụ tại Xương Giang, giết tướng Lương Minh, khiến Lý Khánh tự tử, đuổi Mộc Thạch trốn chạy về nước. Kết quả: Tổng tư lệnh quân Minh là Vương Thông phải viết thư cầu hòa, rồi cuối cùng đành ôm hận rút 86.000 quân Minh về nước. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, tên thụy là Lê Thái Tổ, đặt hiệu nước là Đại Việt, hiệu năm là Thuận thiên, đô ở Đông Kinh (Hà Nội)./.

HÀ THÀNH

Cửa biển Lộc An- điểm hẹn đường Hồ Chí Minh trên biển

Tháng Tư 3, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND Online – Cửa biển Lộc An thuộc địa phận hai xã Lộc An, huyện Long Đất và Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trước 1945, vùng đất này thuộc tổng Phước Hưng Hạ, Phủ Phước Tuy, tỉnh Bà Rịa.

Hoàng hôn trên biển Lộc An. Những giá trị cổ điển thì không bao giờ lỗi thời… Ảnh Internet

Di tích lịch sử cách mạng cửa biển Lộc An trải dài 15km thuộc hạ lưu sông Ray, con sông bắt nguồn từ suối Gia Liên. Dọc hai bên sông Ray là màu xanh bạt ngàn của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ngập mặn. Rừng có khoảng 200 loài thực vật thuộc 60 họ, trong đó có nhiều loại gỗ quí: cẩm lai, căm xe, gõ, bằng lăng,… ngoài ra còn có các loài thú sinh sống, trong đó có cả những loài thú quí hiếm nằm trong sách Đỏ.

Với vị trí chiến lược quan trọng, ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cửa biển Lộc An đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam Bộ. Vào tháng 9/1946 tại cửa biển Hồ Tràm, xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, cách Lộc An 5km về phía bắc, chuyến hàng của Trung ương chở vũ khí đã cập bến an toàn góp phần quan trọng giúp quân và dân tỉnh Bà Rịa gây dựng, phát triển lực lượng vũ trang đánh thực dân Pháp. Từ 1952 vùng biển này là địa bàn hoạt động của tiểu đoàn 230 – tiểu đoàn vận chuyển hàng chiến lược cho miền Đông Nam Bộ.

Đầu 1961, Trung ương Cục miền Nam, sau khi nghiên cứu địa hình đã quyết định chọn cửa biển Lộc An làm điểm đón tàu vận chuyển vũ khí của “Đường Hồ Chí Minh trên biển” từ miền Bắc vào.

Chuyến tàu đầu tiên do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng được khởi hành đêm23/9/1963 từ đảo Cát Bà (Hải Phòng) chạy ngược về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) rồi quay mũi tàu theo hải phận quốc tế để tới phía Nam. Đêm 3/11/1963 tàu cập bến Lộc An. Con tàu dài 30m, rộng 5,8m, trọng tải 20 tấn. Khi con nước cường đang lên mạnh, thuyền trưởng Lê Văn Một cho nổ máy tăng ga hết tốc lực để chạy đua với con nước vì trời đã sắp sáng. Gần tới bến thì một cồn cát ngầm nhô lên chặn mũi con tàu lại. Trời sáng dần. Ban chỉ huy đoàn vận chuyển đã huy động lực lượng chuyển toàn bộ số vũ khí về địa điểm đã qui định; đến 10 giờ trưa thì số hàng trên tàu đã giải tỏa an toàn. Lúc này, chiếc máy bay trinh sát của địch quần đảo nhiều lần, nhưng chúng chỉ thấy chiếc ghe mắc cạn và mấy ngư dân ở trần đang phơi lưới!

Toàn bộ số vũ khí của chuyến tàu này đã bổ sung kịp thời cho các đơn vị vũ trang của tỉnh Bà Rịa-Long Khánh mở rộng vùng giải phóng và góp phần giành thắng lợi trong chiến dịch Bình Giã 1964-1965, đòn tiến công quan trọng đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ-ngụy trên chiến trường miền Nam.

Kế tiếp thắng lợi của chuyến tàu này, vào hồi 22 giờ đêm 22/12/1964, một chuyến tàu khác dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Lê Quốc Thắng đã cập an toàn vào cửa biển Lộc An chuyển 75 tấn hàng lên Bến Tranh an toàn, kịp thời cung cấp vũ khí cho các đơn vị lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, góp phần lập nên những chiến công vang dội: Dầu Tiếng, Đồng Xoài, Bầu Bàng, Phước long… mùa hè năm 1965.

Trở lại cửa biển Lộc An thăm di tích lịch sử, nơi đã từng ghi dấu những chiến công thầm lặng mà oanh liệt của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, lòng mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động. Mỗi địa danh Cồn Cửa, Bến Tranh, Rạch Ông Sao, Sông Sau… chỉ cần nhắc tên cũng gợi lại biết bao sự tích anh hùng, mãi mãi làm nức lòng các thế hệ mai sau.

Vinh Quang